Cựu chiến binh Đào Văn Cổn thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà gương mẫu, làm kinh tế giỏi từ vườn ươm Quế và trồng rừng.
Thời gian qua, phong trào Cựu chiến binh gương mẫu làm kinh
tế giỏi trên địa bàn xã Sơn Hà, huyện
Bảo Thắng đã trở thành động lực quan trọng khơi dậy ý thức tự lực, vượt khó
vươn lên thoát nghèo. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương Cựu chiến
binh gương mẫu làm kinh tế giỏi.
Qua giới thiệu của Hội Cựu chiến
binh xã Sơn Hà, chúng tôi đến thăm mô
hình phát triển kinh tế của gia đình CCB Đào Văn Cổn ở thôn Khe Mụ là hội viên
tiêu biểu, luôn phát huy ý chí, tinh thần, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ,” cần
cù trong lao động, đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn
mô hình phù hợp để đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu chính
đáng, trở thành điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”
tại địa phương.
Ảnh: CCB Đào Văn Cổn bên rừng Quế chuẩn bị đến kỳ thu hoạch
Năm 1982, sau khi xuất ngũ về địa
phương, ông đã xây dựng gia đình và tập trung làm kinh tế. Trải qua rất nhiều khó khăn,
vất vả, hai
vợ chồng phải xoay sở nhiều nghề để mưu sinh, tuy nhiên do thiếu vốn, thiếu thiếu
kinh nghiệm sản xuất, quanh năm chỉ trồng lúa, ngô, sắn và chăn nuôi nhỏ lẻ nên cái nghèo cứ bám đeo đẳng. Đến năm 2010, sau
một thời gian đi làm thuê ươm quế giống, ông Cổn đã có chút kinh nghiệm trong
tay và nhận thấy phong
trào trồng quế không chỉ trong xã mà trên địa bàn huyện phát triển mạnh, trong
khi nguồn cung ứng cây giống còn hạn chế, người dân phải mua cây giống ở các
tỉnh khác, chi phí cao lại không rõ nguồn gốc, ông Cổn đã bàn bạc với vợ đầu tư
mở rộng diện tích vườn ươm để cung cấp cây giống cho bà con trong vùng. Từ nguồn vốn tích cóp được
cộng với 30 triệu vốn vay ngân hàng, gia đình ông Cổn đã đầu tư mở rộng diện
tích vườn ươm quế giống với 1 ha. Với
tinh thần, bản lĩnh người lính dám nghĩ, dám làm; vừa làm, vừa học và rút kinh
nghiệm từ những lần đi làm thuê trước. Ông Cổn đã mở rộng diện tích vườn ươm
quế giống, đợt
cao điểm nhất ươm tới 5 tạ giống, tương đương với khoảng 50 vạn cây giống. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây do dịch bệnh
covid 19 kéo dài cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất quế giống xuất ra thị trường,
nên số lượng ươm quế giống của gia đình cũng giảm hơn. Nói về kỹ thuật giao ươm
và quy trình chăm sóc quế giống, ông Đào Văn Cổn cho biết: Thời gian đầu, việc ươm trồng quế gặp không ít khó khăn, do quế thường
mắc sâu bệnh lạ, chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, nên đòi hỏi người trồng phải
chăm sóc đúng kỹ thuật, thường xuyên theo dõi vườn ươm để kịp thời phát hiện
bệnh.

Ảnh: Vườn ươm cây giống mang lại nguồn thu lớn cho gia đình
Với tinh thần “lao động là vinh quang” và ý
chí ham học hỏi, nghị lực vươn lên làm giàu, sau nhiều năm nỗ lực, không chùn
bước trước khó khăn, hiện gia đình ông Cổn đã có 1 vườn ươm quế giống với tổng diện tích hơn 1 ha. Vườn ươm của
gia đình ông hiện có trên 35 vạn cây quế đạt tiêu
chuẩn, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân trong xã và những địa phương lân
cận trồng rừng theo kế hoạch. Với giá hiện tại 1.000 đồng/cây, gia đình ông
thu về khoảng 350 triệu đồng/năm. Có những lúc
cao điểm gia đình ông phải thuê tới 25 -
30 nhân công làm theo mùa vụ.
Ảnh: Hội CCB xã thường xuyên đến thăm, động viên gia đình các hội viên CCB phát triển kinh tế
Không chỉ đầu tư vườn ươm quế, nhận
thấy cây quế là cây trồng có giá trị cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, không mất
nhiều công chăm sóc, sau 3 năm làm cỏ, tỉa cành là cây phát triển nhanh, thông
thường từ 10 đến 15 năm có thể cho thu hoạch. CCB Đào Văn Cổn còn mở rộng diện
tích đất trồng quế với trên đồi và xung quanh vườn nhà. Để cây quế cho thu
hoạch đều, gia đình ông thường trồng quế theo kiểu gối vụ giữa các năm. Hiện
gia đình ông đã nhân rộng trồng được hơn 1ha quế với độ tuổi từ 4-10 năm tuổi.
Ông Cổn cho biết: Cây quế mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây
trồng khác vì người dân có thể tận dụng hết các sản phẩm từ vỏ quế, lá, cành và
bán gỗ. Mỗi năm gia đình ông cũng thu được vài chục triệu đồng từ bán lá,
cành, quế. Bên cạnh đó, gia đình ông còn trồng 2
sào lúa nước, chăn nuôi gà và đào ao thả cá, chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia
đình. Tổng thu nhập của gia đình CCB Đào Văn Cổn mỗi năm được gần 500 triệu
đồng. Trừ tri phí mỗi năm cũng để ra được gần 300 triệu đồng. Không chỉ là tấm gương điển
hình trong phát triển kinh tế, ông Cổn còn nhiệt tình tham gia hoạt động Hội
Cựu chiến binh và phong trào đoàn thể của xã. Từ
những kinh nghiệm đúc rút được qua nhiều năm, ông luôn sẵn sàng chia sẻ, hướng
dẫn bà con kỹ thuật ươm quế giống và trồng rừng.
Với sự nỗ lực không ngừng, năm 2019
gia đình CCB Đào Văn Cổn đã xây dựng
được một ngôi nhà kiên cố khang trang, với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia
đình. Ông trở thành một
trong những gương mặt tiêu biểu của xã Sơn Hà trong thực hiện phong trào “CCB
làm kinh tế giỏi”, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Năm 2019 gia
đình ông được Hội CCB tỉnh Lào Cai công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp
tỉnh./.