Huyện Bảo Thắng trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Vĩnh Phúc và Hải Dương

        Đoàn công tác của huyện Bảo Thắng do đồng chí Nguyễn Trung Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng làm trưởng đoàn cùng các cơ quan chuyên môn, lãnh đạo xã Gia Phú, Thái Niên, đại diện HTX, Các hộ trồng rau màu quy mô lớn tại xã Gia Phú đã có buổi làm việc với Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của Công ty TNHH MTV Quế Lâm Phương Bắc. Thăm quan Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Làm việc với đoàn có bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia; Ông Nguyễn Văn Bốn giám đốc kỹ thuật công ty Quế lâm Phương Bắc, lãnh đạo huyện Tứ Kỳ, huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

      Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Cục về khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định và chứng nhận sự phù hợp phân bón, hoá chất sử dụng trong hoạt động trồng trọt và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật. Trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn, tham gia xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, các đề án khoa học công nghệ. Kiểm định, chứng nhận sự phù hợp và chất lượng về phân bón, hoá chất sử dụng trong trồng trọt, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và môi trường nông nghiệp. Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. Thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng. Hợp tác quốc tế, tư vấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón và hoá chất sử dụng trong hoạt động trồng trọt.

anh tin bai

Ảnh: Huyện Bảo Thắng làm việc tại Vĩnh Phúc

     Đối với tập đoàn hóa chất Quế Lâm được thành lập từ năm 2001. Tập đoàn Quế Lâm chuyên sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, NPK, chế phẩm sinh học; đồng thời, sản xuất, chế biến các loại nông sản hữu cơ. Qua gần 20 năm phát triển, Tập đoàn Quế Lâm đã xây dựng được quy mô 13 công ty thành viên, 08 nhà máy sản xuất tọa lạc khắp các vùng miền đất nước. Với tầm nhìn và tư duy chiến lược xuyên suốt  đó là chú trọng phát triển công nghệ sinh học làm nền tảng để sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện và bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả cộng đồng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một môi trường trong lành, bền vững. Trong thời gian qua, CTCP Tập Đoàn Quế Lâm đã sản xuất và cung cấp hàng trăm nghìn tấn phân bón hữu cơ vi sinh và có nguồn gốc từ hữu cơ cho thị trường, với khối lượng hàng hóa năm sau nhiều hơn năm trước, đạt mức tăng trưởng bình quân từ 25-30%/năm, điều này đã minh chứng hiệu quả của các sản phẩm mang thương hiệu Quế Lâm. Hơn thế nữa, đã khẳng định được tư duy và chiến lược nói trên là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội, tiến tạo nên các giá trị bền vững, xây dựng được niềm tin vững chắc với khách hàng.

anh tin bai

    Ảnh: Đoàn công tác của huyện Bảo Thắng chụp ảnh lưu niệm với các đơn vị tại khu công nghiệp Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.

    Tại buổi làm việc đoàn công tác của huyện Bảo Thắng và Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của Công ty TNHH MTV Quế Lâm Phương Bắc đã trao đổi làm rõ về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hiệu quả của phân bón hữu cơ đối với trồng rau màu; Các loại phân bón hữu cơ vi sinh có tác dụng cải tạo đất và giúp cây trồng phát triển tốt. UBND huyện Bảo Thắng giao Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là đầu mối xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo tại địa phương để xây dựng vùng rau màu chuyên canh hàng hóa.

anh tin bai

Ảnh: Thăm cánh đồng trồng rau màu tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

    Tiếp đó đoàn công tác của huyện Bảo Thắng đã đến thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Mỗi vụ, toàn huyện luôn duy trì các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung ở 17/17 xã, thị trấn theo hình thức “Cánh đồng lớn”, “Cánh đồng liên kết”. Ngoài ra, một số địa phương trong huyện còn duy trì và mở rộng các vùng sản xuất rau màu tập trung, có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao, như: Vùng trồng rau màu chuyên canh 200ha; vùng trồng cải bắp, su hào xã 50ha; vùng chuyên canh cây cà rốt 20ha. UBND huyện Thanh Miện chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Toàn huyện đã có trên 100 hộ tích sản xuất quy mô từ 02 ha trở lên, tổng diện tích tích tụ là 787,85ha; trong đó, số hộ tích tụ quy mô từ 05ha trở lên có 78 hộ, với diện tích 765 ha.

anh tin bai

Ảnh: Học tập kinh nghiệm trồng dưa nhà lưới ứng dụng công nghệ cao

     Đoàn đến thăm quan tại HTX Tân Minh Đức đây là Là một trong những hợp tác xã (HTX) tiêu biểu của tỉnh Hải Dương về mô hình kinh tế tập thể sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP. HTX Tân Minh Đức còn là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp trong liên kết chuỗi sản xuất rau quả an toàn. Nhiều sản phẩm của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3-4 sao như dưa thơm vân lưới, rau bắp cải… được khách hàng ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hợp tác xã đã xây dựng được 15,5 ha nhà màng, nhà lưới chủ yếu trồng dưa lưới ruột xanh và dưa lưới ruột vàng, với đầu tư ban đầu khoảng 330.000 đồng/m2, 1 sào (360m2) khoảng 120 triệu đồng.  Hợp tác xã hiện có 174 hộ nông dân, trong đó, sản xuất trong nhà màng có hơn 40 hộ. Hộ trồng ít nhất là 2.500 m2, nhiều nhất là 50.000 m2. Mỗi năm hợp tác xã đạt doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng/ha, trừ chi phí lãi ròng khoảng 1,2 tỷ đồng/ha. Năng suất trong nhà màng, 1 sào đạt 800-1.000 kg/vụ. Đáng chú ý, ngoài lợi ích về doanh thu, sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới đã góp phần bảo vệ môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, hạn chế những bất lợi của thời tiết, ít bị sâu bệnh, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tại hợp tác xã trả công cho những người đi làm trong nhà màng với mức thấp nhất là 250.000 đồng/ngày, khoảng 7,5 triệu đồng/tháng.

anh tin bai

    Ảnh: Mô hình trang trại nuôi cá với 11ha cho thu nhập trên 4 tỷ đồng/năm chỉ cần có 01 công nhân chăm sóc, vận hành.

    Đoàn công tác của huyện Bảo Thắng đến thăm 1 trang trại nuôi thủy sản có tổng diện tích 11 ha nuôi thủy sản với các giống chủ yếu đó là cá rô, trắm, chép. Trước đây, mỗi lượt cho cá ăn mất khoảng 2 tiếng chèo thuyền. Chưa kể việc đổ thẳng thức ăn xuống ao cá không ăn hết vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm nguồn nước. Khi sử dụng máy cho ăn tự động, có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo nhu cầu của cá, nhờ đó tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động. Với 6 chiếc máy cho ăn tự động hiện có, hộ chăn nuôi chỉ cần thuê 01 lao động. Hộ chăn nuôi đã lắp đặt camera giám sát kết nối với điện thoại thông minh để quản lý từ xa, giám sát hoạt động của các máy guồng, quạt nước, phát hiện sớm những bất thường khi có thay đổi môi trường trong ao nuôi và các biểu hiện của cá để có hướng xử lý phù hợp, kịp thời. Mỗi năm, từ 11ha nuôi trồng thủy sản này mang lại cho hộ chăn nuôi khoảng 4 tỷ đồng/năm.

anh tin bai

Ảnh: Thăm mô hình trồng nấm chất lượng cao trong nhà lạnh

    Thăm mô hình trồng nấm trong nhà lạnh. Nguyên liệu trồng nấm sử dụng rơm, rạ là chính. Cùng với đó là bông phế thải, lõi ngô, vỏ hạt cà phê, mùn cưa. Quá trình trồng nấm, được hộ nông dân đầu các loại máy móc hiện đại. Các loại nấm được trồng luân canh, xen canh nhau tùy theo mùa vụ và tùy theo đặc điểm sinh trưởng của mỗi loại nấm. Hiện nay trên thị trường, giá bán nấm mỡ là 60.000 đ/kg, nấm sò là 40.000 đ/kg và nấm linh chi là 800.000đ/kg. Sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và Hà Nội.

anh tin bai

    Ảnh: Thăm mô hình nuôi bồ câu Pháp thảo dược cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

     Đoàn đến thăm trang trại nuôi bồ câu Pháp thảo dược theo hướng hữu cơ với chi phí đầu tư trên 1 tỷ đồng. Hiện, trang trại đang nuôi 2.600 cặp chim bồ câu bố mẹ, mỗi tháng cung cấp ra thị trường 3.800 - 4.200 con chim thương phẩm. Khu chuồng để nuôi chim bồ câu Pháp được thiết kế quy mô và khoa học. Chuồng nuôi thông thoáng, có máng ăn, máng uống, đủ ánh sáng, mái che và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho chuồng trại, hộ chăn nuôi đã bố trí máy cảm biến tự động vận hành tải nước trên mái chuồng để làm mát khi cần thiết, cửa chuồng được thiết kế tận dụng được không khí tự nhiên tạo điều kiện cho vật nuôi thích nghi tốt với môi trường. Chim bồ câu Pháp được nuôi bằng cám thảo dược ít bệnh, không phải sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, giảm mùi hôi trong trang trại. Đồng thời, chất lượng thịt thơm ngon khác biệt hoàn toàn so với cách chăn nuôi theo truyền thống. Nhờ áp dụng bí quyết chăn nuôi bằng thức ăn thảo dược và quy trình chăn nuôi an toàn nghiêm ngặt nên sản phẩm chim bồ câu Pháp của hộ chăn nuôi đã được công ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Hiện, giá bồ câu non xuất trại trung bình 80.000-85.000 đồng/con, giá bán ra thị trường 105.000 đồng/con, lợi nhuận của trại nuôi đạt 25-30%, tương đương hơn 1 tỷ đồng/năm.

anh tin bai

    Ảnh: Đoàn công tác của huyện Bảo Thắng chuọp ảnh lưu niệm với lãnh đạo huyện Thanh Miện và huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

    Qua chuyến công tác, thăm quan, học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ững dựng công nghệ cao tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hải Dương các thành viên trong đoàn công tác của huyện Bảo Thắng đã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng các mô hình; kỹ thuật chăm sóc và chọn lọc giống, thức ăn, đặc biệt là nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Các mô hình được lựa chọn học tập đều là những mô hình kinh tế tiêu biểu, có tính khả thi cao, phù hợp với nhu cầu của phát triển tại đồng đất Bảo Thắng. Góp phần nâng cao giá trị canh tác trên diện tích đất canh tác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Bảo Thắng./.

Duy Trinh
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Chung nhan Tin Nhiem Mang