TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO: QUYỀN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THẬT KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

    Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, được khẳng định từ những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam DCCH (nay là nước CHXHCN Việt Nam). Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Điều này đã được ghi nhận trong nhiều bản Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam.

    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, coi đó là một nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, từ Hiến pháp năm 1946 đến Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016. Các điều khoản trong Hiến pháp khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của công dân, đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật.

anh tin bai

Các đồng chí lãnh đạo huyện chúc mừng Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Thiên Trúc năm 2024

    Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với gần 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số. Sự phát triển của các tổ chức tôn giáo trong những năm qua là minh chứng cho việc Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Từ năm 2003 đến nay, số lượng tổ chức tôn giáo đã tăng lên đáng kể. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng tôn giáo để thực hiện các hoạt động trái pháp luật. Những tổ chức hay cá nhân nào lợi dụng tín ngưỡng để gây phương hại đến an ninh, trật tự xã hội sẽ bị xử lý nghiêm minh. Điều này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân mà còn bảo vệ lợi ích chung của quốc gia.

    Riêng đối với huyện Bảo Thắng, hiện nay đang có trên 10 ngàn tín đồ các đạo Phật, Công giáo, Tin lành được công nhận và sinh hoạt (có cả tạm thời). Thời gian qua Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo huyện đã thường xuyên quán triệt, triển khai hiệu quả Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các Chỉ thị, Nghị quyết, của Trung ương, tỉnh, huyện liên quan đến công tác tôn giáo trong tình hình mới; thường xuyên gặp gỡ, đối thoại, giải quyết các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tôn giáo đảm bảo theo quy định. Thường xuyên thăm hỏi, chúc mừng các ngày lễ của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn. Cộng đồng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện cũng nghiêm túc tuân thủ pháp luật và quy định của địa phương, sống tốt đời đẹp đạo, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của huyện nhà. 

    Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân. Việc thực hiện quyền này cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Những tổ chức tôn giáo không đủ điều kiện pháp lý sẽ không được công nhận, và điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Nhà nước. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một thực tế không thể phủ nhận tại Việt Nam. Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm quyền này cho mọi người dân, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự xã hội. Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một xã hội hòa bình, nơi mọi người đều có thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình trong khuôn khổ pháp luật.

Hoàng Trọng - BTG HU
Tin tức
Đăng nhập
Chung nhan Tin Nhiem Mang