Bứt phá xây dựng xã Nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú huyện Bảo Thắng.

    Chuyển đổi số là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.

    Xác định chuyển đổi số là một nội dung quan trọng trong phát triển Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, An ninh - Quốc phòng, công tác Xây dựng Đảng. UBND huyện Bảo Thắng đã ban hành Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 28/7/2023 về thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng xã nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng giai đoạn 2023-2025. Mục đích của chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới của xã là triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động chuyển đổi số phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn.

anh tin bai

    Ảnh: Đồng chí Trần Minh Sáng - TUV, Bí thưHuyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện giao nhiệm vụ cho các đơn vị tập trung tuyên truyền xây dựng xã NTM thông minh tại Gia Phú

     Xã Gia Phú có tổng diện tích tự nhiên là 42,24 km2. Toàn xã có 14 thôn với 2.626 hộ, có 9.993 người của 12 dân tộc cùng sinh sống. Là xã có thuận lợi về giao thông, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 18 km về phía Đông bắc; trên địa xã có một số tuyến đường như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 4E, đường tỉnh lộ 152. Ngoài ra, còn có hệ thống đường liên xã tương đối hoàn chỉnh. Địa hình tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại, dịch vụ. Xã đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào cai công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2020. Theo kế hoạch dự kiến xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Trên địa bàn xã có 06 hợp tác xã, 126 hộ kinh doanh, các sản phẩm chủ yếu là lúa gạo, rau, củ quả và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.

    Để thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, Đảng uỷ xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về thực hiện Chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025; Uỷ ban nhân dân xã ban hành kế hoạch Chuyển đổi số và cải thiện chỉ số DTI xã, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo mô hình chợ 4.0, tổ vận động và thực hiện xây dựng mô hình thôn thông minh điểm tại thôn Đông Căm. Lập tổ công nghệ ở 14/14 thôn.

Ngay sau khi kế hoạch được ban hành, Uỷ ban nhân dân xã đã tổ chức hội nghị, lớp tập huấn về công tác chuyển đổi số, nhận thức số. Theo đó, duy trì thực hiện đăng bài lên Trang thông tin điện tử xã và đã có chuyên mục riêng về chuyển đổi số. Hệ thống truyền thanh của xã có chuyên mục riêng về công tác chuyển đổi số, trong đó phát thanh các bài chuyên đề riêng về chuyển đổi số. Uỷ ban nhân dân xã duy trì 01 trạm tiếp, phát sóng phát thanh-truyền hình thực hiện tiếp và phát sóng các chương trình phát thanh của Trung ương, của tỉnh và của huyện theo kế hoạch.

    Sau 5 tháng thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Hạ tầng số của xã đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. 100% máy tính của cán bộ xã đã được kết nối Internet băng rộng, mạng nội bộ (LAN) được lắp tại trụ sở cơ quan xã, kết nối nội bộ giữa các bộ phận. Riêng phòng họp của cơ quan xã đã lắp đặt hệ thống mạng Internet đảm bảo cho hoạt động họp trực tuyến của cơ quan xã.  Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh chiếm 95,7%; Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang đạt  81,3%; Tỷ lệ thôn  phủ sóng di động băng rộng đạt 100%; Tỷ lệ thôn có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang cố định bao phủ  85,7%; Tỷ lệ đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đạt 100%. Hiện trên địa bàn xã đã lắp 18 Camera giám sát có phục vụ mục đích công cộng có kết nối tập trung tại xã.

    Về nhân lực, Đảng ủy, UBND xã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho 100% cán bộ, công chức của xã, vì vậy, tất cả cán bộ, công chức của xã đều có chứng chỉ công nghệ thông tin và đạt chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin. Các cán bộ được phân cong nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số và các tổ công nghệ số ở thôn đã tích cực tuyên truyền trong Nhân dân sử dụng các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế) được ứng dụng trên nền tảng công nghệ số. Đặc biệt là tuyên truyền người dân tích cực sử dụng tài khoản thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

     Uỷ ban nhân dân xã đã triển khai kênh số khác (ngoài Cổng TTĐT) phục vụ tương tác trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp: Cổng fanpage “Bến Đền Đổi mới”. Triển khai kênh thông tin chỉ đạo điều hành từ cấp ủy và chính quyền xã, đến cán bộ thôn thông qua môi trường mạng (Xã đã thành lập các nhóm công việc thông báo trên môi trường mạng Zalo, Facebook.. ); Đảm bảo hạ tầng mạng số liệu chuyên dùng trong cơ quan, UBND xã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, kết nối giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành với trục liên thông văn bản giao. 100% văn bản đi, đến được duyệt trên phần mềm (trừ văn bản mật), 100% hồ sơ cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. 100% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử chung; Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên môi trường mạng. Đến hết năm 2023, đã có 2/6 hợp tác xã ứng dụng nền tảng số và thanh toán điện tử; 1/6 hợp tác xã thực hiện nộp thuế điện tử; 10/10 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử”; HTX sản xuất dược liệu Mạnh Hương đã triển khai và hoàn thành Hồ sơ năng lục số của doanh nghiệp nghiệp và gian hàng trưng bầy trên không gian số. Các trường học trên địa bàn cũng đã ứng dụng công nghệ số trong quản lý văn bản, học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử và quản lý học sinh trên hệ thống phần mềm đạt tỷ lệ 100%. 

anh tin bai

Ảnh: Gia Phú phát triển mạnh mẽ từ phong trào xây dựng nông thôn mới và xây dựng xã NTM thông minh

    Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới của xã Gia Phú còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền còn chưa sâu, rộng đến người dân, doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Hạ tầng CNTT, máy móc, trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ. Còn một số hợp tác xã và nhiều hộ gia đình SXKD cũng như người dân chưa thật quan tâm đến việc quảng bá, phân phối và bán các sản phẩm trên môi trường mạng. Nhiều người dân chưa được tiếp cận, phổ biến kỹ năng số. Dẫn đến việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến công tác chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao hiệu quả của chuyển đổi só trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp.

     Một là, tăng cương đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn kiến thức chuyển đổi số, tiếp cận thông tin trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cộng đồng dân cư ở nông thôn; Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế trên địa bàn.

     Hai là, phát triển hạ tầng số và dữ liệu số. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng Internet đến từng thôn (phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao, hạ tầng mạng di động 4G/5G,  phổ cập thuê bao cáp quang băng rộng tại các hộ gia đình; hạ tầng kết nối Internet, hạ tầng kết nối); nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân, hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử; tuyên truyền những lợi ích thiết thực của việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cũng như dịch vụ thiết yếu như: văn hoá, giáo dục, y tế…nhằm khuyến khích người dân sử dụng điện thoại thông minh và phấn đấu mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một điện thoại thông minh; xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

     Ba là, về cơ chế, chính sách.  Tiếp tục rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách đã ban hành gắn với thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; rà soát, đề xuất ban hành nội dung, định mức hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi số để đề xuất áp dụng trong xây dựng nông thôn mới thông minh; chính sách khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số về các lĩnh vực (kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…) đầu tư vào khu vực nông thôn.

     Bốn là, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình. Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng Internet đến từng thôn; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử; huy động lồng ghép hiệu quả nguồn lực các chương trình, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp khác từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; khuyến khích xã hội hóa, kêu gọi hỗ trợ về kỹ thuật, kỹ năng tuyên truyền, huấn luyện tiếp cận chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và nhất là trong xây dựng thôn, xã nông thôn mới thông minh./.

Hoàng Duyên - Trường Chính trị tỉnh Lào Cai
Tin tức
Đăng nhập
Chung nhan Tin Nhiem Mang