Người tiên phong nuôi cá trên núi tại thôn Trát 2, Thị trấn Tằng Lỏong

Là vùng núi có độ cao gần 1.000 mét so với mặt biển, tại thôn Trát 1 và 2, của thị trấn Tằng Lỏong, nơi mà điều kiện tự nhiên khắc nghiệt từng là một thách thức lớn đối với đời sống người dân. Nhưng với sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng, người dân nơi đây đã biến những khó khăn thành cơ hội phát triển, đặc biệt là trong việc nuôi cá tầm – một mô hình mới mẻ và đầy tiềm năng.

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá tầm tại thôn Trát 1 và 2, thị trấn Tằng Lỏong đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân. Được biết đến là loài cá có giá trị kinh tế cao, cá tầm không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần làm giàu thêm những tiềm năng phát triển kinh tế địa phương.

anh tin bai

Với địa hình núi non hiểm trở và khí hậu mát mẻ quanh năm, thôn Trát  1 và Trát 2 có điều kiện tự nhiên lý tưởng để phát triển mô hình nuôi cá tầm. Nguồn nước từ các dòng suối trong lành, giàu khoáng chất, cùng với nhiệt độ ổn định, đã tạo nên môi trường sống phù hợp cho loài cá này phát triển.

Anh Phàn Ồng Lố, tại thôn Trát 2, thị trấn Tằng Loỏng, một trong những người tiên phong trong việc nuôi cá tầm. Anh chia sẻ: Ban đầu, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật nuôi cá tầm. Nhưng sau khi được chính quyền địa phương hỗ trợ, cùng với việc học hỏi từ các chuyên gia tại thị xã Sa Pa, chúng tôi đã dần làm chủ phương pháp chăn nuôi và tạo ra những sản phẩm cá tầm chất lượng cao. Anh đã mạnh dạn đầu tư gần trăm triệu đồng, xây 200 mét ao chăn nuôi cá tầm cho thu nhập hơn 210 triệu đồng một năm.

anh tin bai

Nhờ sự mạnh dạn đầu tư công nghệ và chăm sóc tận tình, mô hình nuôi cá nước lạnh của anh đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể, được bà con  áp dụng học hỏi, đến nay đã có 14 hộ của 2 thôn nuôi với diện tích khoảng 5 nghìn mét vuông, cao hơn gấp 5 đến 6 lần trồng lúa. Sản phẩm cá tầm nuôi đến đâu, bán hết đến đó, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng cho kinh tế địa phương.

Ông Lê Chí Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Tằng Loỏng: Cho biết thời gian tới cấp uỷ chính quyền sẽ hướng dẫn nhân dân, kiểm tra các khu vực không bị ảnh hưởng  đến rừng và sông, suối và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở thì sẽ đưa vào quy hoạch sử dụng đất và tập huấn kỹ thuật giúp người dân nhân rộng mô hình nuôi cá tầm tại 2 thôn Trát 1, Trát 2. Địa phương sẽ liên hệ với các ngân hàng quan tâm thực hiện chế độ chính sách vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc để giúp nhân dân có nguồn vốn phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế xoá đói giảm nghèo trong những năm tiếp theo.

anh tin bai

Mô hình nuôi cá tầm trên núi tại thôn Trát 1 và 2, thị trấn Tằng Lỏong không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn khẳng định sự thành công của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế ở những vùng đất khó khăn. Với sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền các ngành lien quan và sự quyết tâm của người dân, mô hình này hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển bền vững cho một tương lai tươi sáng và đầy hy vọng cho vùng đất này.

Mỹ Hậu - Ban Dân Vận Huyện ủy
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Chung nhan Tin Nhiem Mang